Hợp đồng tiền hôn nhân giúp vợ chồng thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn, đảm bảo quyền lợi hợp pháp và hạn chế tranh chấp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về điều kiện, nội dung và giá trị của hợp đồng tiền hôn nhân, từ đó đưa ra quyết định sáng suốt cho tương lai.
1. Hợp đồng tiền hôn nhân là gì?
Hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng, là văn bản được lập trước khi kết hôn nhằm phân định tài sản chung, tài sản riêng cũng như quyền và nghĩa vụ của mỗi bên theo Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Đây là công cụ giúp vợ chồng có sự chủ động trong việc quản lý tài sản, tránh những tranh chấp về sau.
Hợp đồng tiền hôn nhân theo quy định pháp luật không chỉ giúp bảo vệ tài sản cá nhân của mỗi bên mà còn đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong vấn đề tài chính giữa vợ và chồng. Khi có sự rõ ràng về quyền sở hữu tài sản ngay từ đầu, cả hai sẽ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh trách nhiệm tài chính, đồng thời tránh được những xung đột có thể phát sinh trong hôn nhân.
2. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tiền hôn nhân
Để một thỏa thuận tài sản trước hôn nhân có giá trị pháp lý, nó cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Được lập trước khi kết hôn: Văn bản này phải được xác lập trước thời điểm đăng ký kết hôn hợp pháp.
- Hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực: Việc công chứng hoặc chứng thực giúp đảm bảo giá trị pháp lý, tránh những tranh chấp sau này khi có bất đồng giữa hai bên.
- Có hiệu lực từ ngày đăng ký kết hôn: Chỉ khi hai bên chính thức kết hôn, thỏa thuận hợp đồng tiền hôn nhân mới có giá trị thực thi. Nếu một bên đơn phương thay đổi nội dung sau khi kết hôn mà không có sự đồng thuận của bên còn lại, thỏa thuận đó có thể bị vô hiệu

Nếu hợp đồng tiền hôn nhân vi phạm pháp luật hoặc ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của một bên, òa án có quyền tuyên bố vô hiệu theo Điều 50 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. Do đó, việc thiết lập thỏa thuận cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật hôn nhân gia đình.
>>Xem thêm: Năm 2025 có gì thay đổi khi áp dụng Luật Hôn nhân gia đình 2022?
3. Nội dung chính của hợp đồng tiền hôn nhân
Theo Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, hợp đồng tiền hôn nhân có thể bao gồm các nội dung sau:
- Xác định tài sản chung và tài sản riêng: Vợ chồng có thể thỏa thuận tài sản nào là tài sản riêng của từng người và tài sản nào sẽ được tính là tài sản chung sau khi kết hôn.
- Quy định quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản: Điều này bao gồm cách thức quản lý tài sản, quyền định đoạt, sử dụng, cũng như trách nhiệm tài chính trong gia đình.
- Nguyên tắc phân chia tài sản khi hôn nhân chấm dứt: Trong trường hợp ly hôn, các bên có thể thỏa thuận trước về nguyên tắc chia tài sản để tránh tranh chấp.
>>Xem thêm: Hướng dẫn chứng minh tài sản riêng nhanh chóng, đơn giản
Ngoài ra, theo Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP, vợ chồng có thể lựa chọn các phương thức xác định tài sản trong hợp đồng tiền hôn nhân như:
- Phân định tài sản thành tài sản chung và tài sản riêng
- Xác định tất cả tài sản là tài sản chung hoặc riêng
- Thỏa thuận theo cách khác, miễn không vi phạm pháp luật
Việc thỏa thuận này trong hợp đồng tiền hôn nhân không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro pháp lý mà còn tạo sự tin tưởng và đồng thuận giữa hai bên, giúp mối quan hệ hôn nhân bền vững hơn.

>>Xem thêm: Hợp đồng thỏa thuận hôn nhân là gì?
Hợp đồng tiền hôn nhân giúp quản lý tài sản minh bạch, hợp pháp và giảm tranh chấp khi ly hôn. Để đảm bảo hiệu lực, cần lập cẩn trọng và tuân thủ pháp luật. Liên hệ Pháp Luật Việt qua tổng đài 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.