Vốn pháp định là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình thành lập doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và ổn định của nền kinh tế. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ý nghĩa, vai trò và tác động của vốn pháp định đối với doanh nghiệp và thị trường.
Mục lục
1. Vốn pháp định là gì?
Hiện nay, Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên, tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 có quy định về vốn pháp định như sau:
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, dựa theo cách hiểu thông dụng nhất chúng ta có thể hiểu vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định và được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp.
Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

2. Đặc điểm của vốn pháp định
- Phạm vi áp dụng: Chỉ quy định cho một số ngành nghề nhất định.
- Về đối tượng áp dụng: Vốn pháp định được cấp cho các chủ thể kinh doanh. Bao gồm các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể…
- Ý nghĩa pháp lý: Nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện tổ hoạt động kinh doanh sau khi thành lập. Và tránh được, phòng trừ rủi ro.
- Thời điểm cấp: Giấy xác nhận vốn pháp định được cấp trước khi doanh nghiệp cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
- Vốn pháp định khác với góp của các chủ sở hữu khác với vốn kinh doanh. Vốn góp, vốn kinh doanh phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
3. Vốn pháp định có phải là vốn điều lệ không?
Vốn pháp định không phải là vốn điều lệ. Mặc dù đều là số vốn ban đầu phải có khi thành lập doanh nghiệp nhưng vốn điều lệ và vốn pháp định có một số điểm khác nhau cơ bản như:
a. Cơ sở xác định
- Vốn điều lệ: Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ. Vốn điều lệ có thể tăng/giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Vốn pháp định: Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể (như ngân hàng, bảo hiểm, bảo vệ…).
Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

b. Mức vốn
- Vốn điều lệ: Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.
Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.
Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty
- Vốn pháp định: Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.
Ví dụ:
– Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe yêu cầu vốn pháp định 600 tỷ đồng.
– Ngân hàng thương mại yêu cầu vốn pháp định 3.000 tỷ đồng.
– Kinh doanh dịch vụ bảo vệ (Cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam) yêu cầu vốn pháp định ít nhất 01 triệu USD.
c. Thời hạn góp vốn
- Vốn điều lệ: Thực hiện góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Vốn pháp định: Phải góp vốn đủ từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh ngành, nghề có điều kiện.
>>Xem thêm: Công ty hợp danh: Chấp thuận thêm thành viên góp vốn
4. Các ngành nghề có yêu cầu vốn pháp định
Không phải tất cả các lĩnh vực đều yêu cầu vốn pháp định giống nhau. Mỗi ngành nghề sẽ có mức vốn tối thiểu khác nhau tùy thuộc vào tính chất và rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Ví dụ, ngành ngân hàng hay tài chính thường yêu cầu mức vốn pháp định cao hơn so với các ngành dịch vụ hay thương mại. Điều này thể hiện rõ tính chất nghiêm ngặt của các ngành này và cũng gửi gắm thông điệp rằng doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào những lĩnh vực có độ rủi ro cao.
Quy định về vốn pháp định không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức thành lập doanh nghiệp mà còn tác động lớn đến nền kinh tế. Nó giúp hạn chế sự gia nhập của doanh nghiệp yếu kém, nâng cao chất lượng lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, nếu không được quản lý hợp lý, quy định này có thể gây khó khăn cho những người trẻ khát khao khởi nghiệp trong việc hiện thực hóa ý tưởng của họ.
Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.