Thủ tục lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

04/03/2025

Khi người thân qua đời, việc khai nhận di sản thừa kế là bước quan trọng để xác lập quyền sở hữu tài sản hợp pháp. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thủ tục và quy trình pháp lý liên quan. Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách lập văn bản khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định.

1. Khai nhận di sản thừa kế là gì? 

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục hành chính xác lập quyền và nghĩa vụ của người thừa kế đối với tài sản do người đã mất để lại. Thủ tục này được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản.

Theo Điều 58 Luật Công chứng 2014, có hai trường hợp thực hiện khai nhận di sản:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật.
  • Nhiều người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản.

Như vậy, văn bản khai nhận di sản thừa kế là bước quan trọng để người thừa kế chính thức được công nhận quyền sở hữu, sử dụng đối với di sản.

2. Hướng dẫn thủ tục khai nhận di sản thừa kế chuẩn pháp lý 

Căn cứ Khoản 2 và khoản 3 Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014 thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện theo các bước sau:

van-ban-khai-nhan-di-san-thua-ke
Hướng dẫn thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

  • Người yêu cầu khai nhận di sản chuẩn bị hồ sơ và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng hoặc Văn phòng Công chứng).
  • Hồ sơ gồm:
    • Giấy đề nghị khai nhận di sản thừa kế.
    • Giấy chứng tử của người để lại di sản.
    • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu tài sản của người để lại di sản (sổ đỏ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm,…).
    • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người khai nhận:
      • Thừa kế theo pháp luật: Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, CMND/CCCD,…
      • Thừa kế theo di chúc: Di chúc hợp pháp.
    • Bản kê khai di sản (liệt kê đầy đủ tài sản, giá trị, tình trạng).
    • Giấy tờ khác (theo yêu cầu của công chứng viên).

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

  • Công chứng viên kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.
  • Nếu chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại và hưởng di sản là không đúng pháp luật: Công chứng viên có quyền từ chối hoặc yêu cầu xác minh, giám định.

Bước 3: Niêm yết thụ lý

  • Tổ chức hành nghề công chứng niêm yết công khai việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế tại trụ sở UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản trong 15 ngày.

Bước 4: Công chứng văn bản khai nhận di sản

  • Sau 15 ngày niêm yết, nếu không có khiếu nại, tố cáo, công chứng viên sẽ lập và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.
  • Các bên liên quan ký, điểm chỉ vào văn bản thừa kế trước sự chứng kiến của công chứng viên.

Bước 5: Hoàn tất thủ tục

  • Công chứng viên thông báo cho các bên liên quan về việc hoàn tất thủ tục.
  • Người yêu cầu nộp lệ phí công chứng theo quy định.
  • Nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng.

Lưu ý:

  • Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản phải đăng ký sở hữu, hồ sơ cần có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
  • Công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra, xác minh để đảm bảo đúng người để lại di sản và đúng người được hưởng di sản.

3. Các trường hợp cần lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

  • Thừa kế theo pháp luật: Khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp.
  • Thừa kế theo di chúc: Khi người để lại di sản chỉ định một người duy nhất hưởng toàn bộ di sản.
  • Khi chỉ có một người duy nhất thuộc diện thừa kế theo pháp luật và không có tranh chấp.

4. Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế 

Dưới đây là mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế chuẩn chỉnh, giúp các thực hiện thủ tục này một cách thuận lợi, đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.

van-ban-khai-nhan-di-san-thua-ke
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN

 

Hôm nay, trước mặt Công chứng viên Văn phòng Công chứng………….., thành phố ……….,tôi thực hiện việc khai nhận di sản với những nội dung như sau:

ĐIỂU 1. NGƯỜI KHAI NHẬN DI SẢN 

1.1) Ông……………., sinh năm ……  , Chứng minh nhân dân số ………….do Công an…………… cấp ngày …………….đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ……………….

1.2) Bà……………., sinh năm ……  , Chứng minh nhân dân số ………….do Công an…………… cấp ngày …………….đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………

1.3)  Bà……………., sinh năm ……  , Chứng minh nhân dân số ………….do Công an…………… cấp ngày …………….đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………

1.4)  Cháu……………., sinh năm ……  , Chứng minh nhân dân số ………….do Công an…………… cấp ngày …………….đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………

1.5) Cháu……………., sinh năm ……  , Chứng minh nhân dân số ………….do Công an…………… cấp ngày …………….đăng ký hộ khẩu thường trú tại: ………

Đại diện cho cháu …(1.4)…..và cháu …(1.5)……trong việc lập và ký Văn bản này là mẹ đẻ của hai cháu – bà …(1.3)…….

Bà …(1.3)…….có thông tin về nhân thân như trên.

ĐIỀU 2. NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN

– Ông ……(1)…….,sinh năm……….., chết ngày………….., theo Giấy chứng tử số:…………………. do ………………..cấp ngày………………… Nơi thường trú cuối cùng trước khi chết: ………………………………

– Trước khi chết ông……(1)………..không để lại Di chúc, không để lại bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào mà những người thừa kế của ông ……(1)…………phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

– Tính đến thời điểm mở thừa kế ông………………. không phải trả nợ cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào.

ĐIỀU 3. DI SẢN ĐỂ LẠI 

* Di sản mà ông ………(1)………….. để lại là một phần quyền sử dụng đất trong khối tài sản chung với hộ ông ……(1)…………, tại địa chỉ: ………………………… như mô tả cụ thể dưới đây:

– Thửa đất số: ………, tờ bản đồ số: ………..;

– Địa chỉ thửa đất:……………………………………….;

– Diện tích:…………..(bằng chữ: ………………..);

– Hình thức sử dụng: 

                               Sử dụng riêng:………… m2

                               Sử dụng chung: Không m2

– Mục đích sử dụng: …………………………….;

– Thời hạn sử dụng: ………………………………….;

– Nguồn gốc sử dụng đất: Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;

* Giấy tờ về tài sản: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” số  …………..do ……………………..cấp ngày ……………, Số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:…………. mang tên ……(1)………………

* Tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận nêu trên, hộ ông …………….. gồm có ……….. nhân khẩu, là các ông (…………………………………..). Như vậy, di sản mà ông ………………….. để lại là quyền sử dụng một phần diện tích đất tương đương với………..m2

ĐIỀU 4. NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG DI SẢN 

Những người thừa kế theo pháp luật hàng thứ nhất của ông ……(1)……. gồm có:

4.1. Ông ………………. Là bố đẻ của ông ……(1)…….

4.2. Bà ………………….   – Là mẹ đẻ của ông ……(1)…….

4.3. Bà …………………… Là vợ của ông   ………(1)…….

4.4. Cháu………………… – Là con đẻ của ông……(1)…….;

4.5. Cháu…………………. – Là con đẻ của ông ……(1)…….;

– Tất cả chúng tôi có số Chứng minh và hộ khẩu thường trú như đã nêu tại phần trên của Văn bản này.

– Ngoài vợ và 02 (hai) người con đẻ nêu trên, ông ……(1)…….không có người vợ, người con đẻ nào khác. Ông ……(1)……. không có con nuôi.

– Ông ……(1)……. không có bố nuôi, mẹ nuôi.

– Không người nào trong số những người hưởng thừa kế nêu trên không được quyền hưởng di sản của ông ……(1)……. để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Đến thời điểm chúng tôi lập và ký văn bản khai nhận di sản thừa kế này không có ai từ chối nhận di sản.

– Chúng tôi xin cam đoan những điều chúng tôi khai trong Văn bản này là hoàn toàn đúng sự thật. Chúng tôi không khai thiếu người thừa kế và không khai man người thừa kế. Nếu sai hoặc sau này còn có ai khác khiếu nại và chứng minh được họ là chủ sử dụng hợp pháp đối với di sản của ông ……(1)……. hoặc là người thừa kế hợp pháp của ông……(1)……. thì chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và xin đem tài sản của mình ra để đảm bảo cho lời khai này.

ĐIỀU 5. KHAI NHẬN DI SẢN 

– Bằng văn bản khai nhận di sản thừa  này chúng tôi:…………………………………………….. khẳng định là những người được hưởng di sản của ông……(1)……. để lại. Mỗi người được hưởng phần di sản tương đương với ……. m2

– Chúng tôi: …………………………..đồng ý nhận phần di sản mà mình được hưởng.

Chúng tôi:…………………………………… sẽ thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nêu trên theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 6. CAM KẾT 

Chúng tôi cam kết rằng: Khi lập văn bản khai nhận di sản thừa kế này chúng tôi không che dấu người thừa kế, nếu sau này có ai chứng minh được là họ người thừa kế hợp pháp của người để lại di sản thì chúng tôi dùng tài sản của mình để trả cho người đó kỷ phần mà họ được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. 

Tôi đã được Công chứng viên giải thích kỹ về toàn bộ nội dung của văn bản khai nhận di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của những người hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; Sau khi tự đọc lại toàn bộ nội dung Văn bản khai nhận di sản này, tôi công nhận đã hiểu rõ, đồng ý hoàn toàn nội dung của Văn bản.

Tôi đều nhận thức rõ được trách nhiệm của mình trước pháp luật khi lập và ký Văn khai nhận di sản này. Tôi đã ký tên và điểm chỉ theo quy định của pháp luật dưới đây để làm bằng chứng thực hiện. 

 Người khai nhận di sản

(Ký và ghi rõ họ tên)

Bài viết trên giúp bạn hiểu rõ hơn về văn bản khai nhận di sản thừa kế và hướng dẫn chi tiết quy trình thực hiện. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về pháp lý, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia công chứng hoặc luật sư chuyên ngành. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ Pháp Luật Việt qua tổng đài 1900 996616.

>>xem thêm: Khi nào hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế?

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm