Giấy chứng nhận nghỉ ốm để hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) là căn cứ quan trọng giúp người lao động được giải quyết chế độ ốm đau theo đúng quy định. Vậy theo pháp luật hiện hành, người lao động nghỉ ốm, sẽ được hưởng BHXH tối đa bao nhiêu ngày? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Người lao động nghỉ ốm hưởng BHXH là gì?
Chế độ nghỉ ốm hưởng BHXH là quyền lợi dành cho người lao động khi phải tạm ngừng công việc do bị ốm đau hoặc mắc bệnh. Trong thời gian nghỉ này, người lao động không nhận lương từ doanh nghiệp mà sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp theo quy định.
1.1. Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau
Người lao động sẽ được áp dụng chế độ ốm đau theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
-
Bị ốm, mắc bệnh hoặc gặp tai nạn (không thuộc trường hợp tai nạn lao động hay tái phát chấn thương do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) và phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện pháp lý.
-
Có con dưới 7 tuổi bị ốm, cần nghỉ làm để chăm sóc và đã có xác nhận tình trạng bệnh của trẻ từ cơ sở y tế có thẩm quyền.
-
Lao động nữ quay lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ thai sản và đồng thời thuộc một trong hai trường hợp nêu trên.
1.2. Thời gian người lao động nghỉ ốm đau được hưởng bảo hiểm xã hội
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (số 58/2014/QH13), thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau của người lao động nghỉ ốm được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể như sau:
a) Người lao động nghỉ ốm đau
Dựa trên Điều 26 và Điều 27 của Luật BHXH, thời gian nghỉ được chia theo điều kiện làm việc và thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội:
➤ Với người làm việc trong điều kiện lao động bình thường:
-
Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 30 ngày/năm.
-
Đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm: tối đa 40 ngày/năm.
-
Đóng từ 30 năm trở lên: tối đa 60 ngày/năm.
➤ Với người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại hoặc nguy hiểm; hoặc làm việc tại khu vực có hệ số phụ cấp khu vực từ 0.7 trở lên:
-
Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 40 ngày/năm.
-
Đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm: tối đa 50 ngày/năm.
-
Đóng từ 30 năm trở lên: tối đa 70 ngày/năm.
➤ Với trường hợp mắc bệnh cần điều trị dài ngày (thuộc danh mục do Bộ Y tế ban hành):
Người lao động có thể nghỉ tối đa 180 ngày/năm, bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết, và ngày nghỉ hằng tuần. Nếu sau thời gian này vẫn chưa khỏi bệnh và tiếp tục điều trị, người lao động vẫn được nghỉ nhưng mức hưởng sẽ thấp hơn, đồng thời không vượt quá thời gian đã tham gia BHXH.

b) Trường hợp nghỉ để chăm con ốm
Nếu con dưới 7 tuổi bị ốm và có giấy xác nhận của cơ sở y tế, người lao động sẽ được nghỉ chăm con như sau:
-
Con dưới 3 tuổi: được nghỉ tối đa 20 ngày/năm.
-
Con từ đủ 3 đến dưới 7 tuổi: được nghỉ tối đa 15 ngày/năm.
Lưu ý: Thời gian nghỉ để chăm con ốm được tính theo mỗi năm làm việc tại đơn vị. Trong trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH mà một người đã hết thời gian nghỉ theo quy định nhưng con vẫn chưa khỏi bệnh, người còn lại được quyền tiếp tục nghỉ để chăm sóc con.
Con ốm mẹ có được hưởng bảo hiểm xã hội? Là trường hợp áp dụng khi mẹ có tham gia BHXH, nhưng do con bị bệnh nên nghỉ để chăm con. Như vậy, người lao động nghỉ ốm vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
1.3. Mức hưởng chế độ ốm đau
Theo quy định tại Điều 26 và 27 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức trợ cấp ốm đau do cơ quan BHXH chi trả sẽ dựa trên tình trạng sức khỏe của người lao động – cụ thể là bị ốm thông thường hay mắc bệnh cần điều trị dài hạn.
a) Đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm thông thường
Người lao động nghỉ ốm làm do ốm đau không thuộc nhóm bệnh dài ngày sẽ được hưởng chế độ theo mức quy định sau:
Mức hưởng chế độ ốm đau | = | Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x 75% | = | Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó: Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
b) Trường hợp người lao động mắc bệnh thuộc danh mục dài ngày
Người lao động nghỉ ốm nếu không may mắc phải các bệnh lý được xếp vào nhóm bệnh dài ngày theo quy định tại khoản 2, Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ ốm đau theo mức quy định riêng dành cho nhóm bệnh này.
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày | = | Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau |
Trong đó: Mức thưởng BHXH cho chế độ ốm dài ngày, tháng lương tính thưởng là tháng liền kề thời điểm người lao động nghỉ việc. Tỷ lệ ốm đau sẽ được tính trong 180 ngày nghỉ đầu tiên. Thời gian sau nếu người lao động cần phải chữa trị thêm thì sẽ tính ở mức thấp hơn.
c) Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng | = | Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc | x | Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%) | x | Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau |
24 ngày |
Trong đó: Số ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.
2. Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH
2.1. Đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau
Căn cứ Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, những người lao động nghỉ thuộc các nhóm sau sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi tham gia BHXH:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 tháng trở lên, bao gồm hợp đồng xác định hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ, hoặc theo công việc cụ thể từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
-
Người lao động ký hợp đồng từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
-
Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước.
-
Công nhân trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
-
Sĩ quan, hạ sĩ quan trong quân đội, công an và người làm công tác cơ yếu được hưởng lương như quân nhân.
-
Người giữ chức vụ quản lý, điều hành tại doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có hưởng lương.
2.2. Điều kiện để được hưởng chế độ ốm đau
Theo Điều 25 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động nghỉ sẽ được hưởng chế độ ốm đau khi đáp ứng các điều kiện sau:
-
Phải nghỉ việc do bị ốm hoặc gặp tai nạn (không thuộc trường hợp tai nạn lao động) và được cơ sở y tế có thẩm quyền xác nhận tình trạng sức khỏe.
-
Trường hợp nghỉ để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm, người lao động nghỉ cũng cần có giấy xác nhận từ cơ sở khám chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định pháp luật.
2.3. Nguyên tắc cấp giấy nghỉ ốm để hưởng BHXH
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành, việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc để hưởng bảo hiểm xã hội cần tuân thủ một số nguyên tắc cụ thể như sau:
-
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải do cơ sở y tế hợp pháp cấp, tức là đã được cấp phép hoạt động theo quy định. Người ký giấy phải là nhân viên y tế được phân công rõ ràng bởi lãnh đạo cơ sở khám chữa bệnh đó.
-
Việc cấp giấy phải nằm trong phạm vi chuyên môn đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho cơ sở khám chữa bệnh.
-
Thời gian nghỉ được ghi trong giấy cần căn cứ vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh, đồng thời tuân theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

Như vậy, để được nghỉ ốm và hưởng chế độ BHXH, người lao động nghỉ ốm cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện, tiến hành thăm khám và được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc đúng theo tình trạng sức khỏe. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan BHXH xem xét và chi trả chế độ ốm đau theo quy định.
3. Giấy nghỉ ốm hưởng BHXH được cấp tối đa bao nhiêu ngày theo quy định?
Theo hướng dẫn tại Phụ lục 7 Thông tư số 56/2017/TT-BYT, số ngày nghỉ ghi trong giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải dựa vào tình trạng sức khỏe thực tế của người bệnh. Tuy nhiên, thời gian nghỉ tối đa được quy định rõ như sau:
“Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.”
Như vậy, người lao động nghỉ ốm được nghỉ tối đa 30 ngày cho mỗi lần cấp giấy, trừ trường hợp đặc biệt như điều trị bệnh lao theo chương trình quốc gia, có thể nghỉ đến 180 ngày/lần nếu được chỉ định.
Khi nghỉ ốm, người lao động không chỉ có quyền được hưởng chế độ BHXH mà còn cần nắm rõ thời gian và quy định về số ngày nghỉ tối đa. Điều này giúp bảo vệ quyền lợi của mình khi không thể làm việc vì lý do sức khỏe. Nếu bạn có thắc mắc về quy trình hoặc điều kiện hưởng BHXH khi nghỉ ốm, hãy liên hệ ngay với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ giải đáp mọi câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!