Luật hôn nhân gia đình 2000: Vướng mắc từ thực tiễn

09/12/2024

Luật hôn nhân gia đình 2000 được ban hành nhằm tôn vinh vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống cùng phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, đồng thời loại bỏ các hủ tục lạc hậu trong hôn nhân và gia đình.

1. Giới thiệu tổng quan Luật hôn nhân gia đình 2000

Luật hôn nhân gia đình 2000 đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của từng cá nhân trong các mối quan hệ gia đình và hôn nhân. Với các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ, và con cái, luật này hướng đến việc xây dựng mối quan hệ gia đình lành mạnh, tôn trọng quyền tự do và bình đẳng giữa các thành viên. 

Đặc biệt, luật còn đảm bảo quyền tự do lựa chọn hôn nhân, quyền nuôi dưỡng và giáo dục con cái, bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong gia đình, nhằm duy trì hạnh phúc gia đình và công bằng xã hội.

2. Luật hôn nhân gia đình 2000: Vướng mắc từ thực tiễn

a. Về độ tuổi kết hôn

Theo quy định tại Điều 9 Luật hôn nhân gia đình 2000 như sau:

Điều 9. Điều kiện kết hôn

Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

  • Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
  • Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
  • Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.

>>Xem thêm: Điều kiện kết hôn mới nhất năm 2025

Dựa vào quy định nêu trên, thì chỉ cần nam bước sang tuổi 20, nữ bước sang tuổi 18 là đủ tuổi kết hôn theo Luật hôn nhân gia đình 2000. Tuy nhiên, với quy định này thì nhiều ý kiến trái chiều trong việc quy định độ tuổi kết hôn. Nguyên nhân của sự phản đối này đó là hạ độ tuổi kết hôn, cụ thể:

luat-hon-nhan-gia-dinh-2000
Luật hôn nhân gia đình 2000 và những vướng mắc từ thực tiễn

Tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, nhiều em từ 14, 15 tuổi đã bắt đầu chung sống và có con theo tập quán truyền thống. Vì thế, việc áp dụng cứng nhắc quy định này có thể vô tình gây ra những bất ổn trong xã hội. 

Bên cạnh ý kiến đó thì số còn lại không đồng ý hạ độ tuổi kết hôn vì về mặt sinh học, khi phụ nữ mang thai và sinh con trước 18 tuổi, cơ thể người mẹ vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh, nên nguy cơ sinh khó và gặp biến chứng sản khoa cao hơn. Thêm vào đó, sinh con khi chưa đủ 18 tuổi không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé mà còn có nguy cơ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Hệ quả lâu dài có thể ảnh hưởng đến chất lượng thế hệ sau.

Tuy nhiên, quy định độ tuổi kết hôn của Luật Hôn nhân gia đình 200 là kết quả của quá trình nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng. Tại Việt Nam, thanh niên 16-17 tuổi ở đô thị thường phát triển cao lớn hơn so với nhiều bạn cùng lứa ở nông thôn hoặc vùng núi, nơi thể trạng vẫn còn nhỏ bé. Vì vậy, khi sửa đổi luật cần cân nhắc yếu tố tâm lý và độ tuổi sinh sản phù hợp. “Liệu một em 16 tuổi, cơ thể chưa phát triển hoàn toàn, có thể sinh và nuôi dưỡng con khỏe mạnh được không?”

  • Về mặt tâm lý: Các chuyên gia cho rằng độ tuổi 16, 17 vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hoàn toàn trưởng thành. Ở lứa tuổi này, khả năng tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm sống còn hạn chế, chưa đủ kỹ năng để giải quyết các vấn đề phức tạp trong cuộc sống. Việc lập gia đình ở giai đoạn này dễ dẫn đến nguy cơ tan vỡ.
  • Về phương diện lập pháp: Việc hạ độ tuổi kết hôn có thể dẫn đến sự thiếu nhất quán với các quy định trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo Bộ luật Dân sự, người dưới 18 tuổi được coi là chưa thành niên và nếu muốn tham gia giao dịch dân sự thì phải có sự đồng ý của người đại diện pháp luật, trừ trường hợp giao dịch cho nhu cầu sinh hoạt hoặc có quy định khác. 

Tương tự, Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Do đó, cho phép kết hôn trước 18 tuổi không chỉ làm mất tính đồng bộ của hệ thống pháp luật mà còn hạn chế quyền của nữ giới trong việc xác lập giao dịch dân sự và quyền tự do yêu cầu ly hôn (phải có người đại diện).

>>Xem thêm: Chỉ mới 16 tuổi có được đăng ký kết hôn không?

b. Chung sống như vợ chồng không có đăng ký kết hôn

Theo Luật Hôn nhân gia đình 2000, các cặp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được công nhận là vợ chồng. Thực tế, vấn đề tài sản chung và con cái gây khó khăn khi không có đăng ký kết hôn. Pháp luật hiện chưa quy định rõ về ly thân, gây khó khăn trong các giao dịch dân sự và tài sản.

Về thủ tục ly hôn, khó khăn lớn nhất là xác định căn cứ cho ly hôn. Hiện nay, với các quy định mở, nhiều cặp vợ chồng vì mâu thuẫn nhỏ chưa thể giải quyết đã đưa nhau ra tòa, dẫn đến tỷ lệ ly hôn ngày càng tăng và gây ảnh hưởng không nhỏ đến mối quan hệ gia đình cũng như việc giáo dục, chăm sóc con cái. 

luat-hon-nhan-gia-dinh-2000
Luật Hôn nhân trong đời sống thực tiễn

Ngoài ra, vấn đề quyền nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con sau ly hôn và việc phân quyền chăm sóc giữa cha mẹ cũng gặp nhiều rắc rối trong quá trình thực hiện, đặc biệt trong thi hành án. Hơn 50% các án ly hôn có yêu cầu cấp dưỡng không được thực hiện đầy đủ, nhiều trường hợp bên không tự nguyện hoàn thành nghĩa vụ. Trong khi đó, quyết định giao con cho cha hoặc mẹ nuôi cũng gặp phản ứng từ phía dư luận khi không nhận được sự đồng thuận…

>>Xem thêm: Quan hệ nam nữ không đăng ký kết hôn có hợp pháp không?

c. Mang thai hộ

Một vấn đề thực tế đã phát sinh trong đời sống nhưng chưa được Luật điều chỉnh là tình trạng mang thai hộ. Mặc dù pháp luật hiện hành chưa công nhận hình thức này, nhưng nó đã và đang xảy ra, gây ra nhiều vấn đề phức tạp về mặt pháp lý cần được xem xét và quy định một cách cụ thể.

3. Tác động của Luật Hôn nhân gia đình 2000 đến đời sống thực tiễn

Luật Hôn nhân gia đình năm 2000 đã đóng góp tích cực vào việc phát triển nguồn nhân lực cũng như trong việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương và toàn quốc, đồng thời hỗ trợ quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Một số quy định trong luật chưa tạo ra cơ chế pháp lý hiệu quả để điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, vốn có nhiều đặc điểm riêng biệt so với các quan hệ dân sự khác. Ngoài ra, một số quy định chưa thực sự tương thích với các nguyên tắc cơ bản của quan hệ dân sự và quan hệ tư, khiến tính khả thi của chúng trở nên thấp. 

Điều này đã dẫn đến việc công nhận và thực hiện các quyền liên quan đến hôn nhân và gia đình gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, một số quan hệ hôn nhân và gia đình phát sinh trong thực tiễn vẫn chưa được luật điều chỉnh hoặc có quy định chưa rõ ràng.

Việc chỉ ra, phân tích và đánh giá các bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là rất cần thiết. Những bất cập này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên liên quan mà còn làm giảm tính hiệu lực của luật. Hãy liên hệ Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn chi tiết. Đừng ngần ngại liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất!

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm