Luật Hôn nhân gia đình 1986 và quy định về tài sản vợ chồng

05/03/2025

Tài sản chung của vợ chồng được quy định ra sao trong Luật Hôn nhân Gia đình 1986? Điểm nổi bật nào làm thay đổi về chế độ tài sản chung của vợ chồng cần quan tâm? Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây.

1. Chế độ tài sản theo Luật Hôn nhân gia đình 1986

a. Tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1986

Theo Điều 14 của Luật Hôn nhân Gia đình 1986 được hướng dẫn bởi điểm a khoản 3 Nghị quyết 01/1988 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán, tài sản chung của vợ chồng là tài sản do hai bên cùng tạo lập, thu nhập được trong thời kỳ hôn nhân hoặc các tài sản khác mà pháp luật quy định thuộc sở hữu chung. Các loại tài sản chung bao gồm:

luat-hon-nhan-gia-dinh-1986
Luật Hôn nhân gia đình 1986
  • Tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền hưu trí, tiền thu nhập về sản xuất ở gia đình và các thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng, không phân biệt mức thu nhập của mỗi bên;
  • Các tài sản mà vợ chồng mua sắm được bằng những thu nhập nói trên;
  • Tài sản mà vợ chồng được cho hoặc được thừa kế chung.

>>Xem thêm: Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: Những thay đổi quan trọng

b. Nguyên tắc quản lý và sử dụng tài sản chung

Theo Điều 15 của Luật Hôn nhân Gia đình 1986 được hướng dẫn bởi điểm a khoản 3 Nghị quyết 01/1988 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán thì tài sản chung của vợ chồng được quản lý và sử dụng như sau:

  • Vợ chồng bình đẳng trong việc định đoạt, sử dụng tài sản chung.
  • Mọi giao dịch liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn đều phải có sự đồng thuận của cả hai bên.
  • Quyền lợi của gia đình, đặc biệt là con cái, phải được ưu tiên trong việc sử dụng tài sản chung.
  • Việc mua, bán, cầm cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp đồng viết (như việc mua, bán nhà) thì vợ và chồng đều phải ký vào hợp đồng và nếu chỉ có một bên ký thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho mình ký thay.

c. Quy định về tài sản riêng

Căn cứ Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình 1986, tài sản riêng gồm:

  • Tài sản có trước khi kết hôn.
  • Tài sản được thừa kế, tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh đó, Điều 16 Luật HN&GĐ 1986 đã quy định quyền tài sản riêng của vợ, chồng: “Đối với tài sản mà vợ chồng có trước khi kết hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng”. 

Xuất phát từ thực tiễn của xã hội với mục đích bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ, chồng cũng như của người thứ ba liên quan đến tài sản sản chung vợ chồng.

d. Nghĩa vụ chung của vợ chồng

Những món nợ của vợ chồng vay trước khi kết hôn hoặc vay trong thời kỳ hôn nhân mà không phải vì nhu cầu của gia đình thì vợ, chồng thanh toán bằng tài sản riêng. Nếu tài sản riêng không đủ thì thanh toán bằng phần tài sản của người đó trong tài sản chung hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận thanh toán bằng tài sản chung.

2. Những điểm nổi bật của Luật Hôn nhân gia đình 1986 về tài sản vợ chồng

a. Không ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 không ghi nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận mà chỉ quy định chế độ tài sản pháp định áp dụng chung cho các cặp vợ chồng. 

Cụ thể tại Điều 14 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 quy định: Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập về nghề nghiệp và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được cho chung

>>Xem thêm: Hướng dẫn soạn thảo văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn

b. Phân chia tài sản theo thỏa thuận phải được Tòa án công nhận

Luật Hôn nhân gia đình 1986 đã bắt đầu có quy định về chế định chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 18, cụ thể:Khi hôn nhân tồn tại, nếu một bên yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định ở Điều 42 của Luật này”. 

Tại Điều 42 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986 có quy địnhviệc chia tài sản do hai bên thỏa thuận, và phải được Tòa án công nhận. Nếu hai bên không thỏa thuận được thì Tòa án nhân dân quyết định”. 

luat-hon-nhan-gia-dinh-1986
Luật Hôn nhân gia đình 1986

Theo đó, việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân phải do Tòa án giải quyết công nhận hoặc quyết định. Các đương sự có thỏa thuận về việc chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nhưng không được Tòa án công nhận thì cũng không được ghi nhận là đã chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đưa ra việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng phải do Tòa án công nhận hoặc quyết định.

Luật Hôn nhân Gia đình 1986 không chỉ làm rõ chế độ tài sản vợ chồng mà còn tạo nên một bước đột phá về sự công bằng và minh bạch trong hôn nhân. 

>>Xem thêm: Hợp đồng thỏa thuận hôn nhân là gì?

Những quy định sắc bén này không chỉ bảo vệ quyền lợi của mỗi bên mà còn củng cố nền tảng cho một cuộc sống gia đình bền vững, tiến bộ. Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tin Mới Nhất

Tìm kiếm

envi