Luật bồi thường đất ruộng giúp người dân hiểu rõ quyền lợi khi bị thu hồi đất nông nghiệp. Việc nắm chắc quy định sẽ tránh thiệt hại không đáng có. Bài viết cung cấp thông tin chi tiết và cập nhật nhất về vấn đề này.
1. Các trường hợp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất ruộng
Khoản 5 Điều 3 Luật Đất đai năm 2024 giải thích, bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất của diện tích đất thu hồi cho người có đất thu hồi.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 95 Luật Đất đai 2024 thì được bồi thường bằng đất nông nghiệp hoặc bằng tiền hoặc bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi hoặc bằng nhà ở.
- Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì việc bồi thường về đất nông nghiệp được quy định như sau:
-
- Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức quy định tại Điều 176 và Điều 177 Luật Đất đai 2024 và diện tích đất do được nhận thừa kế;
- Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày 01/7/2014 thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
- Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01/7/2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật bồi thường đất ruộng thì việc bồi thường được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
(Theo Điều 96 Luật Đất đai 2024)

2. Điều kiện được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất ruộng
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024, đất ruộng là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp.
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 95 Luật Đất đai 2024 thì các trường hợp trên được bồi thường khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
- Có quyết định giao, cho thuê đất hoặc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Có giấy tờ về quyền sử dụng đất làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận;
- Nhận chuyển quyền sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa hoàn tất thủ tục đăng ký;
- Sử dụng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp hoặc kết quả đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
3. Thu hồi đất ruộng bồi thường bao nhiêu theo Luật Bồi thường đất ruộng?
Luật Đất đai 2024 đánh dấu sự thay đổi lớn khi loại bỏ khung giá đất, thay vào đó áp dụng nguyên tắc định giá theo thị trường. Bắt đầu từ 01/01/2026, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành bảng giá đất mới, được cập nhật hàng năm để phản ánh sát với biến động thị trường, thay vì chu kỳ 5 năm như trước đây và không còn phụ thuộc vào khung giá tối thiểu – tối đa của Chính phủ.
Điểm đáng chú ý là bảng giá đất mới này dự kiến sẽ tiệm cận và có khả năng cao hơn so với hiện tại. Điều này dẫn đến việc giá đền bù, vốn được xác định dựa trên giá đất cụ thể, cũng sẽ tăng lên, bao gồm cả đất nông nghiệp.

Về cách tính giá đền bù, theo khoản 1 Điều 96 Luật Đất đai 2024 và Điều 4 Nghị định số 88/2024/NĐ-CP quy định: Khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với đất bị thu hồi, giá đất tính tiền sử dụng đất sẽ dựa trên bảng giá đất tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trường hợp bồi thường bằng hình thức cho thuê đất trả tiền một lần, giá đất tính tiền thuê sẽ do UBND cấp có thẩm quyền quyết định tại thời điểm phê duyệt.
>>Xem thêm: Nghị định thu hồi đất 2024: Những thay đổi quan trọng
Đối với trường hợp có chênh lệch giá trị giữa tiền bồi thường, hỗ trợ và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp khi bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác hoặc bằng nhà ở, sẽ được xử lý như sau:
- Người có đất thu hồi sẽ nhận được phần chênh lệch nếu tiền bồi thường, hỗ trợ cao hơn.
- Người có đất thu hồi sẽ phải nộp phần chênh lệch nếu tiền bồi thường, hỗ trợ thấp hơn.
UBND tỉnh sẽ dựa vào quỹ đất, quỹ nhà và tình hình thực tế để quy định tỷ lệ quy đổi và điều kiện bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác hoặc bằng nhà ở.
Ngoài mức đền bù chính, Luật Đất đai 2024 còn bổ sung thêm các khoản hỗ trợ khác cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp như: hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh, di dời vật nuôi,…
Hiện tại, giá đất cụ thể của đất trồng lúa nước do UBND cấp tỉnh hoặc huyện quyết định tùy từng trường hợp tại thời điểm thu hồi và không có quy định về mức giá chung.
Theo luật mới từ 2025,trong luật bồi thường đất ruộng sẽ sát giá thị trường, do UBND định giá cụ thể kèm hỗ trợ. Không có mức chung, đảm bảo quyền lợi người dân tùy trường hợp. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.