Điều kiện và thủ tục giải thể trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ?

11/03/2025

Trường hợp nào dẫn đến việc giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ? Thủ tục giải thể các cơ sở giáo dục này được pháp luật quy định ra sao? Dưới đây, Pháp Luật Việt sẽ phân tích chi tiết về vấn đề này. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ thực hiện thủ tục giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ, HÃY GỌI NGAY đến 1900 996616 để được TƯ VẤN MIỄN PHÍ và sử dụng dịch vụ luật sư chuyên nghiệp.

1. Cơ sở mầm nom gồm các nhóm nào?

Căn cứ vào Điều 26 của Luật Giáo dục năm 2019 thì cơ sở giáo dục mầm non bao gồm những nhóm sau:

Điều 26. Cơ sở giáo dục mầm non

Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm:

1. Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 03 tuổi;

2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi;

3. Trường mầm non, lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi.”

giai-the-truong-mau-giao
Tư vấn giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Gọi ngay: 1900 996616

Theo đó trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, có tư cách pháp nhân độc lập, đồng thời sở hữu tài khoản và con dấu riêng.

2. Các trường hợp dẫn đến giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ có thể bị giải thể khi rơi vào một trong các tình huống sau:

  • Vi phạm nghiêm trọng các quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non.
  • Đã hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục theo quyết định nhưng vẫn không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ.
  • Mục tiêu và nội dung hoạt động được phê duyệt trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
  • Theo đề nghị từ tổ chức hoặc cá nhân đã đề xuất thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.

3. Ai có thẩm quyền giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ?

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 52 Luật Giáo dục 2019, người có thẩm quyền giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ quy định như sau:

Điều 52. Thẩm quyền, thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập; cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục; sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường

1. Thẩm quyền thành lập trường công lập và cho phép thành lập trường dân lập, trường tư thục được quy định như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đối với trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc bán trú, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;”

Do đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quyết định việc thành lập, cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia tách và giải thể đối với trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ.

4. Hồ sơ yêu cầu giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

Hồ sơ đề nghị giải thể các cơ sở giáo dục mầm non cần bao gồm các tài liệu sau:

  • Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thành lập đoàn kiểm tra.
  • Biên bản kiểm tra thực tế tại trường.
  • Tờ trình đề nghị giải thể do Phòng Giáo dục và Đào tạo lập, trong đó nêu rõ lý do giải thể kèm theo bằng chứng vi phạm dẫn đến việc giải thể. Hoặc tờ trình của tổ chức/cá nhân thành lập trường với nội dung nêu rõ lý do giải thể, giải pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ, nhân viên, cùng phương án xử lý tài sản của nhà trường.

5. Quy trình giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị giải thể

  • Tổ chức hoặc cá nhân đã đề xuất thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đề nghị giải thể đến Ủy ban nhân dân (UBND) cấp huyện.
  • Nếu cơ quan chức năng hoặc cá nhân phát hiện vi phạm dẫn đến nguy cơ bị giải thể, UBND cấp huyện sẽ chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra, xác minh.
  • Trong vòng 20 ngày làm việc, cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ giải thể, xác định rõ lý do, thông báo đến cơ sở giáo dục mầm non liên quan và báo cáo UBND cấp huyện.

giai-the-truong-mau-giao

Bước 2: Xem xét và quyết định giải thể

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét và quyết định có giải thể trường hay không.
  • Quyết định giải thể phải nêu rõ lý do, kèm theo biện pháp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của trẻ em, giáo viên, cán bộ và nhân viên, cũng như phương án xử lý tài sản của nhà trường theo nguyên tắc công khai, minh bạch.
  • Nội dung quyết định giải thể phải được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Tờ trình đề nghị giải thể của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc tổ chức, cá nhân thành lập trường cần nêu rõ nguyên nhân, kèm theo bằng chứng vi phạm (nếu có) và phương án đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan.

6. Dịch vụ tư vấn giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ của Pháp Luật Việt

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần giải đáp chi tiết về thủ tục pháp lý liên quan, đừng ngần ngại liên hệ ngay với Pháp Luật Việt qua hotline: 1900 996616 để được tư vấn CHÍNH XÁC – NHANH CHÓNG.

Đội ngũ luật sư của Pháp Luật Việt là những chuyên gia giàu kinh nghiệm, tận tâm, cam kết hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, đảm bảo mang lại giải pháp tối ưu nhất cho bạn.

Trên đây là nội dung bài viết về điều kiện và thủ tục giải thể trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ do Pháp Luật Việt cung cấp. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc liên hệ tư vấn thì hãy gọi: 1900 996616 để được hỗ trợ.

>>Xem thêm: Hướng dẫn trình tự, thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm