Cục Đường bộ Việt Nam: Thay đổi phân cấp quản lý quốc lộ 1/1/2025

27/02/2025

Từ 1/1/2025 Cục đường bộ việt nam, luật đường bộ 2024 có hiệu lực, phân cấp quản lý quốc lộ cho UBND tỉnh, thành phố, giúp địa phương chủ động quản lý, duy tu và phát triển hạ tầng giao thông.

1. Trao quyền cho địa phương, gỡ nút thắt nguồn lực

Luật đường bộ 2024 quy định bộ giao thông vận tải (GTVT) quản lý tổng thể mạng lưới đường bộ quốc gia, trực tiếp quản lý và đầu tư các tuyến cao tốc và quốc lộ trọng yếu, liên quan đến quốc phòng – an ninh. UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý đường tỉnh, quốc lộ đi qua đô thị loại đặc biệt và quốc lộ khi được phân cấp.

Với hơn 25.700km quốc lộ hiện hữu, việc phân cấp cho địa phương quản lý khoảng 17.500km được đánh giá là hợp lý, giúp giảm gánh nặng cho ngân sách Trung ương. Đồng thời, các địa phương sẽ chủ động hơn trong việc duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, kịp thời khắc phục hư hỏng, hạn chế tai nạn giao thông, thay vì phải chờ đợi ngân sách phân bổ hay phụ thuộc vào chủ đầu tư.

Cục đường bộ Việt Nam nhận định, việc ủy quyền này là cần thiết, giúp tận dụng bộ máy chuyên môn địa phương, huy động nguồn lực tại chỗ để đảm bảo giao thông, đặc biệt trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, bão lụt. Qua đó, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và phát triển hạ tầng khu vực.

cuc-duong-bo-viet-nam
Cục đường bộ Việt Nam

2. Bộ GTVT chỉ đạo sát sao, đảm bảo chất lượng đồng bộ

Tại Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của cục đường bộ Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh nhấn mạnh, dù còn nhiều khó khăn, ngành GTVT đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quyết liệt triển khai phân cấp, phân quyền toàn diện, đổi mới công tác quản lý dự án sửa chữa đường bộ và tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai hiệu quả.

Bước sang năm 2025, Bộ trưởng yêu cầu cục đường bộ Việt Nam tiếp tục rà soát, cập nhật hệ thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về đường cao tốc, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cầu, đảm bảo vận hành an toàn công trình.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh chỉ đạo cục đường bộ Việt Nam triển khai phân cấp quốc lộ từ 1/1/2025, giám sát chặt chẽ các đơn vị tiếp nhận, đảm bảo đúng quy định. Ngân sách bảo trì ưu tiên địa phương khó khăn, tập trung dự án quy mô lớn, tránh sửa chữa nhỏ lẻ, đồng thời tăng cường kiểm tra chất lượng bảo trì.

cuc-duong-bo
hội nghị cục đường bộ Việt Nam

3. Tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả

Cục Đường bộ đang xây dựng tiêu chí và danh mục các tuyến quốc lộ sẽ bàn giao cho các tỉnh, thành phố quản lý. Dự kiến, hơn 17.543km quốc lộ sẽ được phân cấp.

Kinh nghiệm từ việc phân cấp xây dựng mạng lưới đường cao tốc cho thấy, khi địa phương được trao quyền chủ động, tiến độ và hiệu quả triển khai dự án được cải thiện rõ rệt. Nhiều địa phương đã chủ động duy tu, bảo dưỡng, đảm bảo giao thông thông suốt, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế – xã hội.

Chuyên gia giao thông, thạc sĩ Đỗ Cao Phan nhận định, phân cấp quốc lộ về địa phương giúp tăng tính chủ động, nâng cao trách nhiệm giám sát, tránh tình trạng chậm trễ, đùn đẩy trách nhiệm.

Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng duy tu, bảo trì đồng đều, cục giao thông đường bộ (vai trò của cục đường bộ trong tương lai) cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng để làm căn cứ đánh giá. Trường hợp địa phương thực hiện không đúng quy định hoặc không đảm bảo yêu cầu, Bộ GTVT có quyền thu hồi quyền quản lý quốc lộ.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh vai trò “xương sống” của đường bộ trong ngành GTVT, yêu cầu Cục đường bộ Việt Nam đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý, phối hợp với các địa phương nâng cao chất lượng bảo trì, đảm bảo hệ thống quốc lộ luôn êm thuận, an toàn, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Phân cấp quản lý quốc lộ từ 1/1/2025 là bước cải cách quan trọng, trao quyền cho địa phương và nâng cao trách nhiệm quản lý hạ tầng giao thông. Cục Đường bộ Việt Nam giám sát, hướng dẫn để đảm bảo sự đồng bộ và hiệu quả trên toàn quốc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm