Những lỗi về dây đai an toàn khiến ô tô trượt đăng kiểm

19/03/2025

Lỗi về dây đai an toàn, tưởng chừng là chi tiết nhỏ, nhưng lại đóng vai trò sống còn trong việc bảo vệ người ngồi trên xe ô tô khi xảy ra va chạm. Việc xem nhẹ bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ bộ phận này không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mà còn có thể khiến chiếc xe của bạn rớt đài ngay vòng đăng kiểm.

1. Các lỗi về dây đai an toàn khiến ô tô không được đăng kiểm

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 122:2024/BGTVT (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2025), kiểm tra dây đai an toàn là một hạng mục bắt buộc trong quy trình kiểm định xe cơ giới. Dưới đây là những lỗi về dây đai an toàn kiến tô tô trượt đăng kiểm:

  • Không đầy đủ theo quy định, lắp đặt không chắc chắn;
  • Dây bị rách, đứt;
  • Khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng;
  • Dây bị kẹt, không kéo ra, thu vào được;
  • Cơ cấu hãm không giữ chặt dây khi giật dây đột ngột, khóa cài tự mở.

Như vậy, trường hợp lỗi về dây đai an toàn như bị hỏng chốt cài, không cài được, hoặc bất kỳ lỗi về dây đai an toàn nào kể trên, đều sẽ khiến xe của bạn không đạt tiêu chuẩn đăng kiểm. Chủ xe cần chủ động kiểm tra và khắc phục triệt để các lỗi này trước khi đưa xe đi kiểm định để tránh mất thời gian, công sức và chi phí phát sinh.

loi-ve-day-dai-an-toan
Lỗi về dây đai an toàn

Lưu ý: Một số lỗi về dây đai an toàn nhỏ, không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bảo vệ (ví dụ: khóa cài đóng mở không nhẹ nhàng, dây đai hơi bẩn) có thể được xếp vào loại hư hỏng, khiếm khuyết không quan trọng (Minor Defects – MiD). Trong trường hợp này, xe vẫn có thể đạt đăng kiểm nếu các hạng mục khác đều đạt yêu cầu. Tuy nhiên, việc khắc phục các lỗi này vẫn nên được ưu tiên để đảm bảo an toàn tối đa.

2. Tầm quan trọng sống còn của dây đai an toàn

Dây đai an toàn không chỉ là một yêu cầu pháp lý mà còn là người bạn đồng hành không thể thiếu, bảo vệ bạn trong những tình huống khẩn cấp, cụ thể:

  • Giảm nguy cơ tử vong và thương tích nghiêm trọng: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thắt dây an toàn đúng cách giúp giảm 45 – 50% nguy cơ tử vong cho người ngồi ghế trước và 25 – 75% cho người ngồi ghế sau khi xảy ra tai nạn.
  • Ngăn ngừa văng khỏi xe: Dây đai giữ người ngồi cố định trong xe, tránh bị văng ra ngoài khi va chạm mạnh hoặc xe bị lật, lộn, giảm thiểu nguy cơ bị thương nặng do va đập với các vật thể bên ngoài.
  • Hạn chế va đập vào nội thất xe: Dây đai giúp giảm thiểu va đập vào các bộ phận bên trong xe (vô lăng, kính chắn gió, bảng điều khiển…) khi xe dừng đột ngột hoặc va chạm, bảo vệ đầu, mặt và ngực.
  • Phân bổ lực tác động: Dây đai giúp phân bổ lực tác động đều lên cơ thể, giảm áp lực tập trung vào một điểm, hạn chế tổn thương xương và nội tạng.

loi-ve-day-dai-an-toan

Theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 của Việt Nam, cả người lái xe và hành khách trên ô tô đều phải thắt dây đai an toàn tại các vị trí có trang bị dây đai khi tham gia giao thông.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô (QCVN 09:2024), có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, yêu cầu tất cả ghế và giường nằm trên xe ô tô phải được trang bị dây đai an toàn. Cụ thể, ghế lái phải có dây đai an toàn loại 3 điểm trở lên, trong khi các ghế còn lại phải sử dụng dây đai an toàn loại 2 điểm tối thiểu.

Vì vậy, theo quy định mới, tất cả hành khách và người lái xe trên ô tô đều phải thắt dây an toàn khi tham gia giao thông.

3. Lời khuyên vàng để tránh lỗi về dây đai an toàn

  • Luôn thắt dây an toàn: Tạo thói quen thắt dây an toàn ngay khi ngồi vào xe, bất kể quãng đường di chuyển dài hay ngắn.
  • Kiểm tra dây đai định kỳ: Kiểm tra dây đai, khóa cài, bộ tăng đai thường xuyên để phát hiện sớm các lỗi về dây đai an toàn và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Bảo dưỡng dây đai đúng cách: Vệ sinh dây đai bằng dung dịch chuyên dụng, tránh sử dụng hóa chất mạnh có thể làm hỏng dây.
  • Thay thế dây đai khi cần thiết: Thay thế dây đai khi có dấu hiệu hư hỏng nghiêm trọng, hoặc khi xe gặp tai nạn làm ảnh hưởng đến dây đai.
  • Sử dụng dây đai phù hợp: Sử dụng dây đai an toàn phù hợp với từng loại ghế và từng đối tượng (ví dụ: sử dụng ghế trẻ em chuyên dụng cho trẻ nhỏ).
  • Tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng dây đai an toàn của xe để sử dụng đúng cách và hiệu quả.

Dây đai an toàn là một bộ phận quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kiểm định xe ô tô và sự an toàn của bạn. Việc chủ động kiểm tra, bảo dưỡng và khắc phục các lỗi về dây đai an toàn không chỉ giúp bạn tránh bị trượt khi đăng kiểm mà còn bảo vệ tính mạng và sức khỏe của bạn và những người thân yêu trên mọi hành trình. Hãy luôn đặt an toàn lên hàng đầu và tuân thủ các quy định về dây đai an toàn. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp Luật Việt qua tổng đài 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm