Nghị quyết 18 về đất đai: Những điểm mới quan trọng

11/03/2025

Nghị quyết 18 về đất đai đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách đất đai tại Việt Nam, tập trung giải quyết các vấn đề tồn đọng và tối ưu hóa quản lý đất đai. Những cải cách mới không chỉ đảm bảo quyền lợi của người dân mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

  • Nghị quyết 18 về đất đai yêu cầu các quy hoạch quốc gia, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp, thống nhất, đồng bộ, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.
  • Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được lập ở cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện.
  • Nội dung quy hoạch cần đáp ứng yêu cầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nhanh, bền vững; đảm bảo quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
nghi-quyet-18-ve-dat-dai
Điểm mới quan trọng trong Nghị quyết 18 về đất đai
  • Điểm mới quan trọng là Nhà nước đảm bảo đủ nguồn lực để lập quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất. Việc này nhằm hạn chế những tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất.

2. Về giao đất, cho thuê đất theo Nghị quyết 18 về đất đai

  • Nghị quyết 18 về đất đai đề xuất trong thời gian tới, việc giao đất, cho thuê đất sẽ chủ yếu thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
  • Nghị quyết 18 về đất đai yêu cầu có quy định cụ thể, rõ ràng về đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
  • Hạn chế và quy định chặt chẽ các trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất, đảm bảo công khai, minh bạch.
  • Cơ bản thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm. Đồng thời, quy định cụ thể các trường hợp trả tiền thuê đất một lần, phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất, đảm bảo nguồn thu ổn định, tránh thất thoát ngân sách nhà nước.
  • Có cơ chế đồng bộ, cụ thể để xử lý nghiêm các vi phạm quy định về giao đất, cho thuê đất, nhất là liên quan tới đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.
  • Hiện nay, việc cho thuê đất đang được thực hiện theo Điều 56, Luật Đất đai 2013.

3. Về đất tôn giáo

  • Nghị quyết 18 về đất đai cũng quy định các tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Nhà nước thực hiện giao đất có hạn mức, không thu tiền sử dụng đất đối với đất sử dụng làm cơ sở thờ tự, trụ sở của các tổ chức tôn giáo.
  • Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương.

nghi-quyet-18-ve-dat-dai

  • Hiện nay, Điều 54, Luật Đất đai 2013 quy định cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, Điều 159, Luật Đất đai 2013 thuộc đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.

4. Về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

  • Nghị quyết 18 về đất đai yêu cầu việc thu hồi đất phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. Chỉ được thực hiện sau khi phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt.
  • Đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư thì phải hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất.
  • Có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, đảm bảo cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
  • Hiện nay, việc bồi thường sau khi người dân bị thu hồi đất thực hiện theo quy định từ Điều 88 đến Điều 92, Luật Đất đai 2013.
  • Nghị quyết 18 về đất đai cũng yêu cầu quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể việc Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
  • Quy định cơ chế góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai đối với các dự án phát triển, chỉnh trang đô thị và khu dân cư nông thôn.

5. Về giá đất theo Nghị quyết 18 về đất đai

  • Nghị quyết 18 về đất đai quan trọng nhất là bỏ khung giá đất. Thay vào đó là có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường. Quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất.
  • Hiện nay, khung giá đất được quy định tại Nghị định 96/2019/NĐ-CP, là cơ sở để các địa phương ban hành bảng giá đất cho giai đoạn 2020-2024.
  • Trung ương xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát các địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất.
  • Có cơ chế hữu hiệu để nâng cao chất lượng công tác định giá đất, bảo đảm tính độc lập của hội đồng thẩm định giá đất, năng lực của tổ chức tư vấn xác định giá đất, năng lực và đạo đức của các định giá viên.
  • Bổ sung, hoàn thiện các quy định bảo đảm công khai, minh bạch như: công khai giá đất, bắt buộc giao dịch qua các sàn giao dịch, thanh toán qua ngân hàng, không dùng tiền mặt; xử lý nghiêm các vi phạm.

6. Về chính sách tài chính đất đai

  • Chính sách tài chính về đất đai trong nghị quyết 18 về đất đai yêu cầu điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương.
  • Nghiên cứu có chính sách điều tiết chênh lệch địa tô, bảo đảm công khai, minh bạch.
  • Rà soát chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Xây dựng chính sách, pháp luật về thuế sử dụng đất theo thông lệ quốc tế, phù hợp với trình độ phát triển, điều kiện cụ thể và lộ trình thích hợp.
  • Quy định mức thuế cao hơn đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang.
  • Có chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng và thuê đất cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, gia đình có công, và các địa phương ưu tiên bảo vệ rừng, an ninh lương thực.
  • Theo quy định hiện hành, chính sách ưu đãi thuế, tiền sử dụng đất đối với hộ nghèo thực hiện theo quy định tại Điều 11, Nghị định 45/2014/NĐ-CP, đối với người có công thực hiện theo quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

7. Về thương mại hóa quyền sử dụng đất

  • Nghị quyết 18 về đất đai cũng khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất.
  • Xây dựng hệ thống thông tin thị trường bất động sản gắn với thông tin đất đai.
  • Có chính sách khuyến khích phát triển thị trường quyền sử dụng đất, nhất là thị trường cho thuê đất nông nghiệp.
  • Hoàn thiện cơ sở pháp lý và tăng cường thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch bất động sản.
  • Có cơ chế bảo đảm thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững. Kiểm soát chặt chẽ, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

8. Về chuyển nhượng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 18 về đất đai

  • Nghị quyết 18 về đất đai sẽ mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
  • Hiện nay, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân quy định tại Điều 44, Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trong tương lai sẽ ban hành quy định mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng vùng, địa phương, với việc chuyển đổi nghề, việc làm, lao động ở nông thôn.
nghi-quyet-18-ve-dat-dai
Chuyển nhượng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 18 về đất đai
  • Xây dựng quy định về ngân hàng cho thuê đất nông nghiệp.
  • Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp và tổ chức thực hiện thu hồi đất giao khoán không đầu tư từ các công ty nông, lâm nghiệp về địa phương quản lý và thực hiện giao đất, cho thuê đất theo quy định, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng, miền.
  • Nghị quyết 18 về đất đai sẽ có chính sách phù hợp để ưu tiên giao đất cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất, cùng với các cơ chế hiệu quả để ngăn chặn người dân chuyển nhượng sau khi được giao đất.

9. Về chế độ sử dụng đất đặc biệt

Đây là một trong những điểm mới được nhắc đến tại Nghị quyết 18-NQ/TW. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương chủ trương:

  • Nghị quyết 18 về đất đai cũng bổ sung, hoàn thiện các quy định đối với quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh trên cơ sở tổng kết việc thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với sản xuất và xây dựng kinh tế.
  • Bổ sung các quy định về đất ở kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ; đất dự án du lịch có yếu tố tâm linh.
  • Quy định chế độ sử dụng đất xây dựng công trình trên không, công trình ngầm, đất hình thành từ hoạt động lấn biển.

Nghị quyết 18 về đất đai mở ra hướng mới trong quản lý đất đai, từ quy hoạch đến thương mại hóa quyền sử dụng đất. Nghị quyết về đất đai sẽ hỗ trợ thực hiện cải cách và hoàn thiện chính sách đất đai tại Việt Nam. 

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào về “Nghị quyết 18 về đất đai”, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan. Đừng ngần ngại liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất!

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm