Luật Tố tụng hành chính: 4 Bước trong quy trình khởi kiện bạn cần biết

09/12/2024
Luật Tố tụng hành chính quy định các quy trình, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước trong các vấn đề hành chính, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức.

1. Những quy định về Luật Tố tụng hành chính

Luật Tố tụng hành chính là nền tảng pháp lý quan trọng, điều chỉnh quá trình giải quyết tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức với cơ quan nhà nước. Với mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp, luật này đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong các vụ án hành chính.

luat-to-tung-hanh-chinh

1.1. Vụ án hành chính là gì?

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cá nhân tổ chức khởi kiện yêu cầu Tòa án xem xét tính hợp pháp của Quyết định hành chính, hành vi hành chính của Cơ quan Nhà nước và được Tòa án thụ lý theo quy định của pháp luật.

2.2. Những người tham gia tố tụng theo Luật Tố tụng hành chính

  Người tham gia Tố tụng hành chính gồm:

  • Người khởi kiện

Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân 

  • Người bị kiện

Người bị kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện.

  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức, cá nhân tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án hành chính có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ tự mình hoặc đương sự khác đề nghị và được Tòa án nhân dân (sau đây gọi là Tòa án) chấp nhận hoặc được Tòa án đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

2. Trình tự, thủ tục khởi kiện theo Luật Tố tụng hành chính

Bước 1. Tiếp nhận và thụ lý vụ án (Điều 125 Luật Tố tụng hành chính 2015)

Khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu liên quan, nếu Thẩm phán xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết, sẽ thông báo cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp, sẽ thông báo về việc thụ lý vụ án.

  • Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận thông báo.

Trong vòng 03 ngày làm việc từ khi thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán tiếp nhận và giải quyết vụ án. Nếu Thẩm phán không thể tiếp tục xử lý hoặc phải từ chối tố tụng, Chánh án sẽ phân công một Thẩm phán khác.

  • Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan, Viện kiểm sát, và công bố thông tin vụ án trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
  • Trong 15 ngày kể từ khi nhận thông báo, người bị kiện và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải cung cấp ý kiến và tài liệu chứng cứ cho Tòa án.

quy-trinh-to-tung-hanh-chinh

Bước 2. Chuẩn bị xét xử (Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015)

Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau:

  • 04 tháng từ ngày thụ lý vụ án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính, và quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Chánh án có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu vụ án phức tạp.
  • 02 tháng đối với quyết định giải quyết khiếu nại về xử lý vụ việc cạnh tranh. Chánh án có thể gia hạn 01 tháng trong trường hợp cần thiết.
  • Nếu có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử sẽ tính lại từ khi quyết định tiếp tục giải quyết có hiệu lực.

Bước 3. Xét xử sơ thẩm (Điều 149 Luật Tố tụng hành chính 2015)

Trong vòng 20 ngày kể từ quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải tổ chức phiên tòa. Nếu có lý do chính đáng, thời gian có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Các quyết định trong quá trình chuẩn bị xét xử gồm:

  • Tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án, hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Phiên tòa sơ thẩm bao gồm các bước:

  • Khai mạc phiên tòa: Chủ tọa đọc quyết định và tiến hành các thủ tục liên quan.
  • Xử lý yêu cầu thay đổi người tố tụng, giám định viên, phiên dịch viên và đảm bảo tính khách quan của người làm chứng.
  • Tranh tụng tại phiên tòa, nghị án và tuyên án.

Bước 4. Xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án khi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục phúc thẩm.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm