Cục Đăng kiểm Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc kiểm tra và kiểm định chất lượng phương tiện giao thông. Với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn, Cục giúp giảm thiểu tai nạn và nâng cao chất lượng giao thông. Đây là yếu tố quan trọng trong hệ thống giao thông quốc gia.
Mục lục
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam là gì?
Cục Đăng kiểm Việt Nam (Vietnam Register, viết tắt là VR) là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm đối với các phương tiện giao thông và thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Cục thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận về chất lượng, an toàn kỹ thuật cho các loại phương tiện giao thông, thiết bị xếp dỡ, container, nồi hơi, bình chịu áp lực, cũng như các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trên biển. Các hoạt động này bao gồm phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và hàng hải trong phạm vi cả nước.
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam được quy định tại Quyết định số 862/QĐ-BGTVT ngày 5/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

2. Nhiệm vụ chính của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong giao thông
Cục Đăng kiểm Việt Nam có trách nhiệm và quyền hạn trong việc quản lý các dự án đầu tư liên quan đến đăng kiểm, được quy định tại khoản 11, Điều 2 của Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013, cụ thể như sau:
- Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải trong phạm vi cả nước.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và thiết bị giao thông vận tải và các danh mục sản phẩm cơ khí giao thông vận tải theo phạm vi quản lý.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam chủ trì hoặc phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng kiểm.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị khác (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá), bao gồm:
a) Thẩm định các thiết kế để sản xuất, sửa chữa, hoán cải phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển;
b) Kiểm tra công nhận kiểu loại, phạm vi hoạt động theo mức độ an toàn cho phép của các phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển;
c) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong chế tạo, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải, nhập khẩu và khai thác sử dụng các loại phương tiện và thiết bị giao thông vận tải;
d) Kiểm tra, đánh giá, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế liên quan đến an toàn hàng hải mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
đ) Đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn, hệ thống an ninh, kế hoạch an ninh tàu biển Việt Nam theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế và Bộ luật An ninh cho tàu biển và cảng biển;
e) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho các tàu biển nước ngoài theo thông lệ quốc tế hoặc theo lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam;
g) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, Container, nồi hơi, bình chịu áp lực và các phương tiện, thiết bị chuyên dùng khác sử dụng trong giao thông vận tải;
h) Đánh giá và cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng, bảo vệ môi trường theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
i) Giám định trạng thái kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước hoặc chủ phương tiện thiết bị;
k) Xem xét ủy quyền cho các tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn cho tàu biển, các phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo yêu cầu của chủ phương tiện, thiết bị;
l) Hướng dẫn và kiểm tra các tổ chức đăng kiểm trong nước và nước ngoài thực hiện công tác đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
m) Tổ chức thu phí, lệ phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật. - Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm; tham gia xây dựng, đàm phán ký kết, gia nhập các Điều ước và thỏa thuận quốc tế, các tổ chức quốc tế về đãng kiểm; tổ chức thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm theo phân cấp quản lý.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng trình Bộ trưởng công bố tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm. Tổ chức đánh giá, chứng nhận điều kiện hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, các cơ sở thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, quy định tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên, nhân viên nghiệp vụ. Tổ chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận cho đăng kiểm viên, đánh giá viên và nhân viên nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; đào tạo cán bộ quản lý an toàn, sĩ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định quản lý và phát hành các loại ấn chỉ trong hoạt động đăng kiểm.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm:
a) Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quyết định đầu tư, chủ đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng theo phân cấp, ủy quyền của Bộ Giao thông vận tải;
b) Thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư về đăng kiểm; - Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Cục.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật,
- Cục Đăng kiểm Việt Nam quản lý tài chính, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
3. Tầm quan trọng của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với an toàn giao thông
Cục Đăng kiểm Việt Nam đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an toàn giao thông trên toàn quốc. Các phương tiện giao thông khi tham gia lưu thông phải đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, và Cục Đăng kiểm chính là cơ quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát và cấp chứng nhận cho các phương tiện này.

a. Kiểm tra và đảm bảo an toàn kỹ thuật của phương tiện
Cục Đăng kiểm thực hiện kiểm tra định kỳ và đột xuất các phương tiện giao thông, từ ô tô, xe máy đến tàu thuyền, tàu biển và các phương tiện vận tải khác. Việc này giúp phát hiện kịp thời các lỗi kỹ thuật có thể gây tai nạn, từ đó yêu cầu chủ phương tiện sửa chữa và nâng cấp để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.
b. Giảm thiểu tai nạn giao thông
Một trong những mục tiêu chính của Cục Đăng kiểm là giảm thiểu tai nạn giao thông. Bằng cách kiểm tra chất lượng và an toàn của các phương tiện, Cục giúp loại bỏ những phương tiện không đạt yêu cầu, tránh các rủi ro có thể gây ra tai nạn, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc duy trì phương tiện giao thông ở tình trạng tốt nhất.
c. Tăng cường bảo vệ môi trường
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn giao thông, Cục Đăng kiểm đường bộ cũng chịu trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ các quy định về khí thải và bảo vệ môi trường của phương tiện. Điều này góp phần làm giảm ô nhiễm không khí và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
d. Đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong đăng kiểm
Cục Đăng kiểm đường bộ Việt Nam thực hiện công tác đăng kiểm một cách minh bạch và công bằng, đảm bảo rằng tất cả các phương tiện giao thông đều phải đáp ứng những yêu cầu an toàn kỹ thuật một cách nghiêm ngặt, không có ngoại lệ. Điều này tạo ra một môi trường giao thông công bằng và an toàn cho tất cả mọi người.Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.