Hàng hóa nguy hiểm là gì? Những điều cần biết để đảm bảo an toàn

01/03/2025

Trong ngành vận tải và logistics, việc quản lý hàng hóa nguy hiểm luôn yêu cầu mức độ cẩn thận cao. Vậy hàng hóa nguy hiểm được hiểu như thế nào? Làm thế nào để phân loại chúng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận chuyển? Hãy tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết sau!

1. Hàng hóa nguy hiểm là gì? 

Trong lĩnh vực vận tải và logistics, việc quản lý hàng hóa nguy hiểm đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý để bảo đảm an toàn. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, hàng hóa nguy hiểm được xác định như sau:

Điều 51. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

1.Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất hoặc vật phẩm nguy hiểm khi chở trên đường bộ có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia”

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 34/2024/NĐ-CP, chất nguy hiểm được hiểu là những hợp chất hoặc chất ở dạng khí, lỏng hoặc rắn, có khả năng gây nguy hại tới con người, môi trường và an ninh quốc gia.

hang-hoa-nguy-hiem

2. Phân loại hàng hóa nguy hiểm theo quy định

Theo Điều 4 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, hàng hóa nguy hiểm vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ được phân loại thành 9 loại và nhóm loại như sau:

Loại 1: Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

  • Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
  • Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy, nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ.
  • Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
  • Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
  • Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

Loại 2: Khí

  • Nhóm 2.1: Khí dễ cháy.
  • Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại.
  • Nhóm 2.3: Khí độc hại.

Loại 3: Chất lỏng dễ cháy

Loại 4: Chất rắn nguy hiểm

  • Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy hoặc chất tự phản ứng.
  • Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy.
  • Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước sinh khí dễ cháy.

Loại 5: Chất oxy hóa

  • Nhóm 5.1: Chất oxy hóa.
  • Nhóm 5.2: Peroxit hữu cơ.

Loại 6: Chất độc hại và chất gây nhiễm bệnh

  • Nhóm 6.1: Chất độc hại.
  • Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

Loại 7: Chất phóng xạ

Loại 8: Chất ăn mòn

Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác

Ngoài ra, bao bì và thùng chứa chưa làm sạch sau khi chứa hàng nguy hiểm cũng được xem là hàng hóa nguy hiểm.

hang-hoa-nguy-hiem

3. Danh mục hàng hóa nguy hiểm

Theo Điều 5 Nghị định 161/2024/NĐ-CP, danh mục hàng hóa nguy hiểm được quy định tại Phụ lục I, kèm theo mã số Liên hợp quốc và số hiệu nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của từng chất được biểu thị bằng số hiệu nguy hiểm, bao gồm 2 đến 3 chữ số, quy định tại Phụ lục II.

Việc tuân thủ đúng các quy định pháp lý nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an ninh quốc gia và sự an toàn cho người tham gia giao thông là trách nhiệm của tất cả các đơn vị tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Pháp luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm