Luật Sở hữu Trí tuệ 2019: Những điểm mới cần biết

01/03/2025

Luật Sở hữu trí tuệ 2019 là nền tảng của sự sáng tạo và đổi mới. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện về khái niệm, luật pháp liên quan, những thay đổi mới nhất và giải đáp các thắc mắc thường gặp, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách bảo vệ tài sản trí tuệ của mình.

1. Luật Sở hữu trí tuệ là gì?

Luật Sở hữu trí tuệ là tập hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tài sản trí tuệ trong một phạm vi, lĩnh vực cụ thể.

Hiện diện trên toàn cầu, luật Sở hữu trí tuệ ở mỗi quốc gia lại mang những nét đặc thù riêng, với các quy định và giới hạn khác nhau cho từng lĩnh vực. Luật này bao gồm các quy định về: quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, cũng như việc bảo hộ các quyền này.

Tại Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Trên bình diện quốc tế, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) thuộc Liên Hợp Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành các quy định và bảo vệ quyền lợi liên quan đến sở hữu trí tuệ.

luat-so-huu-tri-tue-2019

2. Những điểm sửa đổi, bổ sung của Luật Sở hữu trí tuệ 2019

Theo đó, Luật Sở hữu trí tuệ 2019 đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản cơ bản sau:

luat-so-huu-tri-tue-2019

Thứ nhất, về hiệu lực pháp lý với bên thứ ba của hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp (hợp đồng licence):

  • Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký, bao gồm cả hợp đồng sử dụng nhãn hiệu. Tuy nhiên Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 Luật số 42/2019/QH14 đã sửa đổi nội dung này theo hướng: hợp đồng sử dụng quyền sở hữu công nghiệp có giá trị thứ ba kể từ thời điểm đăng ký trừ trường hợp chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. Quy định mới của Luật Sở hữu trí tuệ 2019 cần được đặc biệt lưu ý khi xác lập và thực hiện các hợp đồng liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp, nhất là các hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Thứ hai, về căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất:

  • Theo Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, có hai phương pháp, căn cứ sau đây để xác định thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mang lại:
    Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện;

Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) đã mở ra một hướng tiếp cận mới: chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền đưa ra một phương pháp tính khác ngoài hai phương pháp trên. Điểm mới này là của luật sỡ hữu trí tuệ 2019 là vô cùng quan trọng bở nó mở rộng phạm vi, phương pháp, căn cứ xác định thiệt hại, giúp chủ thể quyền có thể chứng minh thiệt hại một cách đầy đủ và chính xác hơn. Nếu không thể áp dụng các căn cứ truyền thống, Tòa án sẽ ấn định giá trị thiệt hại, nhưng mức bồi thường do Tòa án ấn định không vượt quá 500 triệu đồng Việt Nam.

Thứ ba, về trách nhiệm thanh toán của nguyên đơn đối với bị đơn khi Tòa án xác định bị đơn không thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nguyên đơn:

  • Luật số 42/2019/QH14 đã bổ sung, làm rõ thêm trách nhiệm của nguyên đơn trong trường hợp Tòa án xác định bị đơn không có hành vi xâm phạm như sau: “Tổ chức, cá nhân là bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu được Tòa án kết luận là không thực hiện hành vi xâm phạm có quyền yêu cầu Tòa án buộc nguyên đơn thanh toán cho mình chi phí hợp lý để thuê luật sư hoặc các chi phí khác theo quy định của pháp luật”

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) đã sửa đổi, bổ sung nhiều điều khoản quan trọng của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, Những thay đổi này của Luật Sở hữu trí tuệ 2019 không chỉ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các cá nhân, tổ chức khác, góp phần đưa khung pháp lý về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đến gần hơn với các chuẩn mực, tiêu chuẩn pháp lý quốc tế, trong đó có CPTPP.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm