Tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

24/02/2025

Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 có hiệu lực từ ngày 13/01/1960 nhưng chỉ áp dụng tại miền Bắc. Đến năm 1977, sau khi đất nước thống nhất, luật mới được áp dụng tại miền Nam. Việc này được thực hiện theo Nghị quyết 76-CP, có hiệu lực từ ngày 25/3/1977.

1. Xác định tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình năm 1959

a. Xác định tài sản chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân Gia đình 1959: “Vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới.” Theo đó, tài sản hình thành trước hoặc trong thời kỳ hôn nhân đều được xem là tài sản chung của cả hai bên.

Trong trường hợp nam và nữ sống chung như vợ chồng, chỉ tổ chức lễ cưới theo phong tục mà chưa đăng ký kết hôn trước ngày 03/01/1987, mục 1 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 03/01/2001 đã hướng dẫn rằng quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận từ thời điểm bắt đầu chung sống như vợ chồng, thay vì phải chờ đến khi đăng ký kết hôn. Do đó, tài sản chung của họ cũng được xác định dựa trên quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân Gia đình 1959.

luat-hon-nhan-gia-dinh-1959
Tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

Đối với trường hợp cán bộ, bộ đội có vợ hoặc chồng trong Nam nhưng tập kết ra Bắc và kết hôn với người khác, tài sản chung được xác định là những tài sản thuộc mối quan hệ vợ chồng hiện tại và không bao gồm tài sản liên quan đến mối quan hệ với người vợ hoặc chồng trước. Trong tình huống này, việc phân định tài sản được thực hiện sau khi các bên hoàn tất thủ tục ly hôn.

>>Xem thêm: Tài sản sau hôn nhân đứng tên một người có được coi là tài sản chung?

b. Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân gia đình 1959 thì vợ chồng không có tài sản riêng. Vợ hoặc chồng có tài sản riêng khi ly hôn và được chia tài sản theo quy định tại Điều 29 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

c. Xác định nghĩa vụ chung của vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

Nợ chung của vợ chồng là khoản nợ phát sinh từ giao dịch của vợ chồng hoặc khoản nợ đứng tên một trong hai bên vợ hoặc chồng nhưng được sử dụng vì mục đích chung cho gia đình, con cái. Khoản nợ của vợ hoặc chồng mà cả vợ và chồng đều xác định đó là nợ chung hoặc do pháp luật quy định là nợ chung thì được xác định là nợ chung của vợ chồng. Luật Hôn nhân gia đình 1959 không có điều luật cụ thể quy định về nghĩa vụ chung của vợ chồng.

2. Chia tài sản chung của vợ chồng

Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 không có chế định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà chỉ quy định chia tài sản khi ly hôn. Như vậy, khi ly hôn vợ chồng có quyền yêu cầu chia tài sản chung và việc phân chia được xác định theo căn cứ sau:

  • Việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên;
  • Tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình;
  • Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất;
  • Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.

>>Xem thêm: Quy định mới nhất về thời hạn chia tài sản sau ly hôn

3. Luật Hôn nhân gia đình 1959 không quy định tài sản riêng, vậy xác định quyền sở hữu mỗi bên như thế nào?

Điều 29 có quy định rằng: Khi ly hôn, việc chia tài sản sẽ căn cứ vào sự đóng góp về công sức của mỗi bên, vào tình hình tài sản và tình trạng cụ thể của gia đình. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.

Khi chia phải bảo vệ quyền lợi của người vợ, của con cái và lợi ích của việc sản xuất.”

luat-hon-nhan-gia-dinh-1959
Tài sản chung vợ chồng theo Luật Hôn nhân gia đình 1959

Mặc dù tất cả tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung nhưng pháp luật thời điểm này lại đề cao công sức đóng góp của một bên vợ/chồng và sẽ căn cứ vào phần công sức này để phân chia tài sản khi ly hôn.

Luật Hôn nhân Gia đình năm 1959 đã đặt nền tảng pháp lý đầu tiên cho chế độ tài sản chung của vợ chồng, thể hiện bước tiến lớn trong việc xây dựng và bảo vệ quan hệ gia đình tại Việt Nam. Mặc dù đã hết hiệu lực, những quy định trong luật này vẫn để lại dấu ấn quan trọng, góp phần định hình các nguyên tắc pháp lý hiện đại..

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm