Nghị định 122/2021: Xử phạt vi phạm trong kế hoạch đầu tư

04/03/2025

Nghị định 122/2021/NĐ-CP đã có nhiều điều chỉnh quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đầu tư. Những điểm mới này hướng đến việc minh bạch hóa quy trình, tăng cường trách nhiệm và răn đe các hành vi sai phạm.

1. Thêm quy định về mức phạt tiền, thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư

Nghị định 122/2021 đã quy định rõ ràng hơn về mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đầu tư, lĩnh vực đấu thầu là 300.000.000 đồng đối với tổ chức và 150.000.000 đồng đối với cá nhân (Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

nghi-dinh-122/2021
Quy định về mức phạt tiền, thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính

Về thời hiệu xử phạt, Nghị định 122/2021 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu là 02 năm (Điều 5). Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định cụ thể như sau:

  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.

Việc quy định rõ ràng về mức phạt tiền, thời hiệu và thời điểm xác định thời hiệu giúp cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất và hiệu quả hơn.

2. Bổ sung 01 điều khoản mới về vi phạm các điều cấm trong đấu thầu

Nghị định 122/2021 bổ sung Điều 33 quy định về xử phạt vi phạm các điều cấm trong đấu thầu. Điều này thể hiện sự chặt chẽ và toàn diện hơn trong việc xử lý các hành vi vi phạm, bao gồm:

  • Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu.
  • Thông thầu.
  • Gian lận trong đấu thầu.
  • Cản trở hoạt động đấu thầu.
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng, minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới nợ đọng vốn của nhà thầu.
  • Chuyển nhượng thầu trái phép.
nghi-dinh-122/2021
Bổ sung điều khoản mới về vi phạm các điều cấm trong đấu thầu

Việc bổ sung điều khoản này góp phần răn đe, phòng ngừa các hành vi vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

3. Tăng mức phạt tiền đối với các vi phạm

Nghị định 122/2021/NĐ-CP đã tăng mức tiền phạt đối với các vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu với mức phạt tối thiểu là 15.000.000 đồng và mức phạt tiền tối đa 300.000.000 đồng. Cụ thể:

TT Các vi phạm Mức phạt theo Nghị định 122 Mức phạt theo Nghị định 50
1 Vi phạm về kế hoạch lựa chọn nhà thầu Từ 20.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (Điều 32) Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điều 18)
2 Vi phạm về lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu Từ 20.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (Điều 33) Từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Điều 19)
3 Vi phạm về tổ chức lựa chọn nhà thầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất Từ 20.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng (Điều 34) Từ 1.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Điều 20)
4 Vi phạm về thương thảo hơp đồng, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng Từ 20.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng (Điều 35) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 21)
5 Vi phạm về đăng tải thông tin trong đấu thầu Từ 15.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Điều 36) Từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng (Điều 22)
6 Vi phạm khác về đấu thầu Từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Điều 38) Từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Điều 23)
7 Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng (Điều 37) Không quy định.

4. Nêu cụ thể các vi phạm của cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 122/2021, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu nhưng không có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
  • Cá nhân tham gia Tổ chuyên gia hoặc tổ chức thẩm định các nội dung trong đấu thầu nhưng không có bản cam kết theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực đấu thầu được Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định rõ ràng, cụ thể, dễ áp dụng trong thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt trong quá trình thực hiện. Nghị định có có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nghị định 122/2021/NĐ-CP với các quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong đấu thầu góp phần hoàn thiện pháp lý, nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính minh bạch và cạnh tranh. Việc nắm rõ quy định là cần thiết để tránh vi phạm và xử phạt.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ trực tiếp với Pháp Luật Việt qua hotline 1900 996616 để được tư vấn chi tiết.

Theo dõi chúng tôi:

Tìm kiếm