Luật Xây dựng là nền tảng pháp lý quan trọng điều chỉnh mọi hoạt động xây dựng, đảm bảo phát triển an toàn và bền vững. Để triển khai hiệu quả, nhiều Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng đã được Chính phủ ban hành qua các thời kỳ. Bài viết sẽ tổng hợp và làm rõ những điểm mới nổi bật trong các nghị định này.
1. Luật Xây dựng mới nhất năm 2025 là luật nào?
Hiện tại vẫn chưa có thông tin nào về Luật xây dựng hiện hành sẽ bị thay thế cho nên Luật Xây dựng đang có hiệu lực là Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020.
Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 có tổng cộng 10 Chương và 168 Điều cụ thể:
Chương I Những quy định chung
Chương II Quy hoạch xây dựng
Mục 1. Quy định chung
Mục 2. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện
Mục 3. Quy hoạch xây dựng khu chức năng
Mục 4. Quy hoạch nông thôn
Mục 5. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng
Mục 6. Điều chỉnh quy hoạch xây dựng
Mục 7. Tổ chức thực hiện quy hoạch xây dựng
Mục 8. Quản lý xây dựng theo quy hoạch xây dựng

Chương III. Dự án đầu tư xây dựng công trình
Mục 1. Quy định chung
Mục 2. Lập, thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng
Mục 3. Quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Mục 4. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng, nhà thầu tư vấn và người quyết định đầu tư
Chương IV. Khảo sát xây dựng và thiết kế xây dựng
Mục 1. Khảo sát xây dựng
Mục 2. Thiết kế xây dựng
Chương V. Giấy phép xây dựng
Chương VI Xây dựng công trình
Mục 1. Chuẩn bị xây dựng công trình
Mục 2. Thi công xây dựng công trình
Mục 3. Giám sát thi công xây dựng, nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng
Mục 4. Bảo hành, bảo trì công trình xây dựng
Mục 5. Xây dựng công trình đặc thù

Chương VII Chi phí đầu tư xây dựng và hợp đồng xây dựng
Mục 1. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Mục 2. Hợp đồng xây dựng
Chương VIII Điều kiện năng lực hoạt động xây dựng
Chương IX Trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư xây dựng của các cơ quan nhà nước
Chương X Điều khoản thi hành
2. Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng
Trải qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Xây dựng hiện hành là Luật số 50/2014/QH13 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 62/2020/QH14). Để hướng dẫn thi hành Luật này, Chính phủ đã ban hành các Nghị định hướng dẫn Luật xây dựng gồm các Nghị định sau:
Nghị định 44/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng
Nghị định 37/2015/NĐ-CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng
Nghị định 20/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Nghị định 50/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Nghị định 06/2021/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định 72/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định 44/2015/NĐ-CP hướng dẫn về quy hoạch xây dựng
Nghị định 100/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định các giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng
Nghị định 119/2015/NĐ-CP quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng
Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
3. Những điểm quan trọng trong Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng
Các Nghị định mới ban hành đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng so với các quy định trước đây, nhằm:
- Đơn giản hóa thủ tục hành chính: Cắt giảm, đơn giản hóa nhiều thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.
- Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ hơn: Tăng cường phân cấp, phân quyền cho các địa phương trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
- Nâng cao trách nhiệm của các chủ thể: Quy định rõ ràng hơn trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, từ chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn, đến cơ quan quản lý nhà nước.
- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin: Khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng.
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình: Bổ sung các quy định nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng, đảm bảo an toàn, bền vững.
Các Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng đóng vai trò then chốt trong việc cụ thể hóa và đảm bảo hiệu quả thi hành Luật Xây dựng. Việc nắm rõ các quy định mới sẽ giúp tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy trình pháp lý trong hoạt động xây dựng. Để được tư vấn chi tiết, hãy liên hệ Pháp Luật Việt qua tổng đài 1900 996616.