Lắp thêm đèn cho ô tô giúp cải thiện tầm nhìn khi lái xe trong điều kiện thiếu sáng. Tuy nhiên, nếu không đúng quy định, hành vi này có thể vi phạm pháp luật. Vậy cụ thể lắp thêm đèn có bị phạt không?
Mục lục
1. Đèn siêu sáng là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa cụ thể về đèn siêu sáng cho ô tô. Tuy nhiên, có thể hiểu đèn siêu sáng là loại đèn có cường độ ánh sáng lớn hơn nhiều so với đèn nguyên bản của xe, thường sử dụng công nghệ LED, Xenon hoặc Laser, nhằm tăng khả năng chiếu sáng.

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7791:2007, đèn chiếu sáng phía trước (headlamp) là thiết bị chiếu sáng có thể phát ra ít nhất một chùm sáng xa, một chùm sáng gần hoặc một chùm sáng soi sương mù ở phía trước, hướng vào một đích duy nhất.
2. Lắp thêm đèn siêu sáng cho xe ô tô bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày Nghị định có hiệu lực), việc lắp thêm đèn cho xe ô tô được quy định như sau:
“Điều 13. Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tư xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
- a) Điều khiển xe lắp thêm đèn phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm, một hoặc cả hai bên thành xe, trừ đèn sương mù dạng rời được lấp theo quy định;
- b) Điều khiển xe có hệ thống chuyển hướng của xe không đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật;
- c) Điều khiển xe không lắp đủ bánh lốp hoặc lắp bánh lốp không đúng kích cỡ hoặc không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
- d) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng với thông số kỹ thuật được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.”

Như vậy việc lắp thêm đèn siêu sáng trên ô tô được xác định là hành vi vi phạm theo điểm a khoản 3 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Không chỉ bị phạt tiền, người vi phạm còn phải tháo bỏ thiết bị lắp thêm trái quy định, khôi phục lại nguyên trạng kỹ thuật ban đầu của xe theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
Đồng thời, cá nhân vi phạm còn bị trừ 02 điểm trên giấy phép lái xe, căn cứ theo khoản 11 và khoản 13 Điều 13 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
3. Quy định về sử dụng đèn khi tham gia giao thông
Việc sử dụng đèn khi tham gia giao thông được quy định cụ thể tại Điều 20 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 , bao gồm:
- Thời gian bật đèn: Người lái xe phải bật đèn chiếu sáng phía trước trong thời gian từ 18 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau hoặc khi có sương mù, khói, bụi, trời mưa, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn.
- Sử dụng đèn chiếu xa chiếu gần:
- Phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi:
- Gặp người đi bộ qua đường.
- Đi trên các đoạn đường qua khu đông dân cư có hệ thống chiếu sáng đang hoạt động.
- Gặp xe đi ngược chiều (trừ trường hợp có dải phân cách chống chói).
- Chuyển hướng xe tại nơi đường giao nhau.
- Phải tắt đèn chiếu xa, bật đèn chiếu gần khi:
- Đèn cảnh báo: Người lái xe khi thực hiện công việc trên đường bộ phải bật sáng đèn cảnh báo màu vàng.
>>Xem thêm: Xử phạt đỗ ô tô không bật đèn cảnh báo gây tai nạn giao thông
4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông từ 01/01/2025
Từ ngày 01/01/2025, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được áp dụng theo Điều 4 Nghị định 168/2024/NĐ-CP.
Cụ thể, thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông là 01 năm kể từ ngày hành vi xảy ra hoặc bị phát hiện, tùy theo tính chất vi phạm đã chấm dứt hay đang tiếp diễn.
Đối với các vi phạm được phát hiện thông qua thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phương tiện do tổ chức, cá nhân cung cấp, thời hạn sử dụng kết quả ghi nhận để làm căn cứ xử phạt sẽ được tính từ thời điểm thiết bị ghi lại hành vi vi phạm đến hết ngày cuối cùng của thời hiệu nêu trên.
Trong trường hợp không có quyết định xử phạt trong thời hạn này, dữ liệu ghi nhận sẽ không còn hiệu lực. Tuy nhiên, nếu người vi phạm cố tình trốn tránh hoặc cản trở quá trình xử lý, thời hiệu sẽ được tính lại kể từ thời điểm hành vi cản trở chấm dứt.
Việc xác định hành vi đã kết thúc hay đang diễn ra để tính thời hiệu xử phạt sẽ được căn cứ theo các quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính. Với hành vi được ghi nhận qua thiết bị, thời điểm kết thúc vi phạm chính là thời điểm thiết bị ghi lại hành vi đó.
Lắp thêm đèn xe ô tô có thể bị xử phạt như thế nào? Nếu vi phạm các quy định về an toàn giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị phạt tiền và yêu cầu tháo dỡ thiết bị không hợp lệ. Để được tư vấn chi tiết về các quy định pháp lý, liên hệ ngay với Pháp Luật Việt qua số hotline: 1900 996616.